Hoạt động sau Cách mạng Tháng Tám và trong thời kì Kháng chiến Lê_Xuân_Hựu

  • Từ tháng 5 năm 1945, Lê Xuân Hựu đã thường liên lạc mật thiết với Trưởng Tiểu ban Kinh tế của Tổng bộ Việt Minh là đồng chí Trần Đình Bách. Ủng hộ súng đạn cho Cục Quân giới, tích cực vận động trong tuần lễ vàng. Thành lập Ban quản trị Xí nghiệp ở nhà máy sản xuất hơi Oxygène Ngọc Hà.
  • Tháng 9 năm 1945, Lê Xuân Hựu tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương Công Thương Cứu Quốc Đoàn.
  • Tháng 1 năm 1946, là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I.[4]. Sau khi thảo luận với đồng chí Trần Đình Bách, Kỳ Vân,...ông được cử đến giúp các đồng chí Bồ Xuân Luật[5], Trương Trung Phụng, Lê Tùng Sơn,...
  • Từ ngày 1 tháng 3 năm 1946 đến tháng 12 năm 1946, Lê Xuân Hựu là Đổng lý Sự vụ Bộ Canh Nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)rồi được chuyển sang làm Đổng lý Văn phòng Bộ Canh nông.[6]
  • Tháng 5 năm 1946, ông là Ủy viên Chấp hành Trung ương Hội Giúp Binh sĩ bị nạn, tổ chức được 5 tỉnh hội: Hà Đông, Ninh Bình, Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình.
  • Tháng 1 năm 1947, ông tham gia phái đoàn Chính phủ cùng với các ông Nguyễn Văn Tạo và Bồ Xuân Luật dẫn đầu đi thăm, động viên tinh thần kháng chiến của quân, dân 4 tỉnh: Phủ Lý - Nam Định - Ninh Bình và Thanh Hóa. Đến cuối tháng 3 năm 1947 mới trở về căn cứ địa Việt Bắc.
  • Tháng 6 năm 1947, Lê Xuân Hựu là nhân viên phòng Thương binh thuộc Cục Chính trị.
  • Tháng 8 năm 1947, theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông làm Phó Đổng lý Sự vụ Bộ Thương binh do bác sĩ Vũ Đình Tụng làm Bộ trưởng. Ông được đặc phái đi tổ chức các sở, ty, trại thương binh của 4 khu: khu 2, khu 3, khu 10 và khu 11.
  • Đầu năm 1950, ông bị bệnh nặng nên xin từ chức, từ Việt Bắc về Thanh Hóa, nơi vợ con ông tản cư.
  • Giai đoạn 1951 năm 1954, ông vẫn tham gia sinh hoạt đều đặn với Ủy ban kháng chiến hành chính và Ủy ban Liên khu 3, Liên Việt tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa và được dự đầy đủ các khóa họp Quốc hội ở Việt Bắc.
  • Tháng 10 năm 1955, ông cùng gia đình hồi cư từ Thanh Hóa về Hà Nội, ông được Mặt trận Tổ quốc Trung ương cử vào Ban vận động Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất tỉnh Hưng Yên và được bầu làm Phó Chủ tịch Mặt trận tỉnh.
  • Tháng 12 năm 1956, ông được cử vào Tiểu ban Đấu tranh Thống nhất của Quốc hội[7].
  • Tháng 4 năm 1959, ông tái cử là Ủy viên thường trực Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên.Ông còn được cử làm Hội thẩm nhân dân Tòa án Phúc thẩm khu Tả Ngạn và Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên.